Dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bị ốm đấy

Đó là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm cúm khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo.

Trước khi trẻ bị ốm sẽ có những dấu hiệu báo trước, vì vậy bố mẹ cần chủ động phòng tránh cảm cúm cho con để bệnh không diễn tiến nặng hơn.

Có một điều khá thú vị là trước khi bị ốm, cơ thể bé đã có những biểu hiện sau.

Tâm trạng bất thường

Vì bé chưa biết nói, nên bé không thể truyền đạt ý của mình bằng ngôn ngữ cho bố mẹ hiểu được. Thực tế trước khi bị ốm, bé đã có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu. Khi chưa nói được, bé chỉ có thể biểu thị qua tâm trạng mà thôi.

Bé khó chịu, cáu kỉnh, môi màu đỏ, môi khô là dấu hiệu bé bị sốt. Ngoài ra một số dấu hiệu như bỗng nhiên khóc nhiều, chán ăn thì bố mẹ cũng cần chú ý.

Trường hợp này bố mẹ không nên mắng bé hoặc làm mọi chuyện căng thẳng thêm. Chỉ là bé đang rất mệt mà thôi.

Đổ mồ hôi

Nếu bé bỗng nhiên đổ mồ hôi nhiều mà không phải do nhiệt độ phòng quá cao, do mặc quần áo quá dày, do uống sữa nóng, do hoạt động thể chất nhiều thì đó có thể là biểu hiện bé đang mắc bệnh.

Nếu bé ngủ yên, phòng có bật điều hòa mà bé vẫn đổ mồ hôi có thể bé bị rối loạn dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm. Nếu thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm thì có thể bé bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Thay đổi khẩu vị

Bỗng dưng bé chán ăn, lười ăn, ăn không ngon miệng thì rất có thể bé bị loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, lao, mắc các rối loạn chức năng gan, mắc bệnh ký sinh trùng, bị giun đũa, giun móc. Bị ngộ độc kẽm, vitamin A, vitamin D cũng gây chán ăn.

Phân bất thường

Phân bất thường, phân rắn cứng thì do bé đang bị táo bón. Màu sắc phân cũng giúp phán đoán phần nào sức khỏe của bé. Nếu màu sắc phân của bé màu trắng, xanh, đỏ thì cực kỳ nguy hiểm, cần đưa bé đi khám ngay.

Ngủ kém

Ngủ đủ giấc, sâu giấc đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của bé. Mẹ cũng có thể biết bé có bị bệnh hay không thông qua việc bé ngủ có sâu giấc không. Nếu bé ngủ yên, thở đều, ngủ sâu giấc, ít ngọ nguậy là dấu hiệu đáng mừng.

Nếu bé ngủ ít, dễ bị đánh thức thì có thể bé đang bị đau nhức ở đâu đó, ví dụ như đau răng, đau đầu. Ngoài ra cũng có thể do bé bị ngứa, mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp. Nếu ngủ dậy bé khó chịu, nhìn mệt mỏi, khó thở, thức dậy người vã mồ hôi bố mẹ cũng cần chú ý.

Mách mẹ cách phòng cảm cúm cho con hiệu quả

1. Tiêm chủng

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cách tốt nhất để tránh cúm cho bé (và ngay cả người lớn) là tiêm phòng. Tiêm phòng cúm được dành cho nhiều lứa tuổi, nhất là với những bé dưới 5 tuổi.

2. Cho con nghỉ ở nhà khi bé không được khỏe

Đó là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm cúm khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo.

3. Giữ tay của bé sạch sẽ

Rất nhiều vi trùng cư trú trên bàn tay bé trong cả ngày. Nên rửa tay cho con bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên, nhất là sau khi bé ăn, sau khi bé ho, hắt hơi, xì mũi hoặc đi vào nhà tắm.

4. Mẹ nên ho, hắt hơi hay xì mũi vào khăn giấy, không phải dùng tay

Để tránh lây mầm cảm cúm từ mẹ sang con, bạn nên hắt hơi vào khăn giấy. Tránh ho hay hắt hơi vào tay mẹ vì tay mẹ hay phải tiếp xúc với con. Nếu không sẵn khăn giấy, có thể uốn cong khuỷu tay lên và hắt hơi vào tay áo của bạn. Quay đầu của bạn ra xa chỗ có bé.

5. Hạn chế cho bé chạm tay vào mắt, mũi hay miệng

Virus gây cúm có thể từ tay bé vào cơ thể qua niêm mạc mắt, mũi và miệng. Cố gắng để bé không chạm tay lên mặt càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn vệ sinh mặt mũi cho con thì bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và lau khô trước đã.

6. Cho bé nghỉ ngơi nhiều

Khi bé ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn, hệ miễn dịch của bé có cơ hội “săn lùng” và tiêu diệt những vi trùng có hại. Thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ khiến bé dễ bị cúm tấn công. Các bé cần ngủ nhiều hơn 7-8 tiếng mỗi đêm.

7. Tránh cho bé tới những đám đông không cần thiết

Một người bị cúm có thể lây bệnh cho bé nhưng phải đến 5 ngày sau, bé mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cúm. Tránh cho bé tiếp xúc với những người có triệu chứng giống như cúm hoặc ở những nơi đông người không cần thiết.

8. Cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Rau quả rất cần cho bé trong mùa lạnh, cũng như trong mùa cúm. Các vitamin và chất khoáng được tìm thấy trong rau quả giúp tăng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.

9. Cho bé vận động ngoài trời

Đừng nghĩ là ra ngoài sẽ khiến bé bị ốm. Trong thực tế tiếp xúc với không khí trong lành, kết hợp với vận động hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe cho bé, chống cúm hiệu quả.

10. Cho bé tránh xa khói thuốc

Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nhiễm cúm của bé cũng như các bệnh về tim, ung thư.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *